Lượt xem: 1695

Báo cáo thực tập Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân. Từ năm 1960 đến nay, trải qua chặng đường 63 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân đã vượt qua mọi gian khó, từ những ngày mới thành lập với bộn bề công việc và thay đổi trong tổ chức, cơ cấu hoạt động với những thách thức của sự đổi mới và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, dù trong hoàn cảnh nào, cán bộ, công chức Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân cũng luôn giữ vững bản lĩnh chính trị kiên cường, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA NGÀNH LUẬT TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN NGHI XUÂN

Mọi tài liệu chúng tôi đăng trên website hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên đối với bài báo cáo thực tập này chúng tôi có lấy phí cho công tác nghiên cứu, soạn thảo của nhân sự chúng tôi. Chúng tôi lấy phí với giá chỉ 200.000 đồng/bài báo cáo, nếu quý bạn đọc có nhu cầu muốn tải file để tham khảo sử dụng thì liên hệ với chúng tôi. Trân trọng./.

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.. 3
LỜI NÓI ĐẦU.. 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.. 5
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP. 6
1.1.      Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân. 6
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân. 9
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. 10
1.3.1. Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân. 10
1.3.2. Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân. 11
1.4. Nguyên tắc tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. 11
1.5. Hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân. 12
1.6. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Nghi Xuân. 14
PHẦN II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO.. 17
2.1. Những công việc được giao và quá trình thực hiện. 17
2.1.1. Đọc, nghiên cứu hồ sơ, sắp xếp hồ sơ vụ án, đánh dấu bút lục và đóng số bút lục, dấu của Viện kiểm sát 17
2.1.2. Tham gia phúc tra việc thực hiện kiến nghị tại Ủy ban nhân dân các xã. 21
2.1.3. Tham gia cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. 22
2.1.4. Tham gia khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi 22
2.1.5. Tham gia đi thực tế tại các phiên Tòa. 24
2.1.6. Tham gia vào công tác kiểm tra nhà tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Nghi Xuân. 25
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ. 27
3.1. Kết quả đạt được. 27
3.2. Kiến nghị và đề xuất. 29
3.2.1. Đối với cơ sở thực tập. 29
3.2.2. Đối với khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Trường Đại học Vinh. 30
KẾT LUẬN.. 31
DANH MỤC TÀI LIU THAM KHẢO.. 32

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành kỳ thực tập của mình, em xin chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc đến quý Thầy, cô giáo Khoa Luật Kinh tế - Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn - Trường Đại học Vinh đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt những năm em học tập. Đây là vốn kiến thức hữu ích làm nền tảng để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập. Đồng thời, cũng là hành trang vô cùng quý giá giúp em bước vào đời một cách tự tin hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới các thầy cô Khoa Luật Kinh tế - Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn - Trường Đại học Vinh và đặc biệt là Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho em thực tập ở tại cơ quan để có nhiều thời gian tiếp xúc thực tiễn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Hải Liên cùng các bác, các chú, các anh, chị là công chức tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.
Em cũng xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập cô Ngũ Thị Như Hoa hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và trong quá trình hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Quý thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn những công việc trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn.                                                                     

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội - văn hóa. Theo đó, với việc phát triển không ngừng sẽ có những tác hại nhất định. Vì vậy, pháp luật được coi là một trong những yếu tố tác động tới sự phát triển của đất nước, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nhận thấy được vai trò của ngành kiểm sát, em đã xin đăng kí thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhằm mục đích nâng cao kiến thức, nắm rõ hơn về pháp luật của nhà nước, giúp cho em có một cái nhìn sâu sắc về chuyên ngành luật em đang theo học.

Tại đây, với sự giúp đỡ của các cô, các chú, các bác, các anh chị kiểm sát viên cùng với giảng viên Ngũ Thị Như Hoa đã giúp em có một bài báo cáo hoàn chỉnh, học thêm được nhiều kiến thức bổ ích từ thực tiễn mà trên giảng đường em chưa học được. Điều đó đã làm em có thể tự tin hơn trong chuyên ngành mình đang theo đuổi và tác động không nhỏ đến công việc, tương lai sau này của em.

Trong 8 tuần thực tập tại Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân, em đã được giao rất nhiều công việc. Qua đó em đã lĩnh hội được nhiều kiến thức, kĩ năng hành nghề luật. Với kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực tập, làm báo cáo thu hoạch không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét từ phía quý thầy, cô giáo và Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân để bài thu hoạch của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 
Viết tắt
Từ được thay thế
BLTTHS
Bộ Luật tố tụng hình sự
CQĐT
Cơ quan điều tra
ĐTV
Điều tra viên
HĐXX
Hội đồng xét xử
KSV
Kiểm sát viên
KSXX
Kiểm sát xét xử
THQCT
Thực hành quyền công tố
VKSND
Viện Kiểm sát nhân dân
KSXXST
Kiểm sát xét xử sơ thẩm
 

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

  1.  
Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân.
Tiềnn thân của ngành Kiểm sát nhân dân là cơ quan Công tố được thành lập từ năm 1946, nằm trong hệ thống Toà án, sau đó trực thuộc Bộ Tư pháp (từ năm 1945 đến năm 1958). Cơ quan Công tố được giao đồng thời thực hiện hai chức năng là: thực hành quyền công tố và giám sát các hoạt động tư pháp (chỉ đạo điều tra, trực tiếp điều tra một số loại tội phạm; quyết định việc truy tố; buộc tội trước tòa; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án và giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử, giam giữ, cải tạo và thi hành án; tham gia trong một số loại việc dân sự quan trọng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội.

Đến năm 1959, cơ quan Công tố được tách ra khỏi hệ thống Tòa án, trở thành hệ thống cơ quan độc lập và trực thuộc Chính phủ, chịu sự lãnh đạo của Chính phủ. Hệ thống Viện Công tố ở các địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu sự lãnh đạo của Viện Công tố cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính cùng cấp. Hệ thống Viện Công tố được tổ chức thành 4 cấp phù hợp với hệ thống Tòa án, bao gồm: Viện Công tố Trung ương; Viện Công tố phúc thẩm được tổ chức ở các khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Khu tự trị Việt Bắc, Khu tự trị Thái Mèo; Viện Công tố cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện Công tố khu đặc biệt Hồng Quảng, Viện Công tố khu đặc biệt Vĩnh Linh; Viện Công tố cấp huyện (các huyện, thị trấn lớn và tương đương). Viện Công tố có chức năng, nhiệm vụ: Điều tra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm tội; giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra, xét xử, thi hành các bản án về hình sự, dân sự; giam giữ và cải tạo; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân (Trích từ Nghị định số 256-TTg ngày 01/7/1959 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và tổ chức Viện Công tố Trung ương và hệ thống Viện Công tố).

Vào những năm đầu 60 của thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới: Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân sân ta ra sức củng cố, cải tạo xã hội chủ nghĩa và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: "ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước”). Trước yêu cầu mới của cuộc cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa, cải cách bộ máy nhà nước ta, việc cải cách cơ quan Công tố và thành lập Viện kiểm sát nhân dân trở thành yêu cầu khách quan, tất yếu. Đồng thời, xuất phát từ tính chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, từ nguyên tắc tổ chức Nhà nước ta là tập trung dân chủ, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; dựa trên quan điểm của Lênin về pháp chế thống nhất (Theo Lênin pháp chế là phải thống nhất và để đấu tranh có hiệu quả với chủ nghĩa cục bộ địa phương thì phải thành lập cơ quan Viện kiểm sát có quyền và phận sự làm một việc là “Bảo đảm cho pháp chế được hiểu biết thống nhất và thống suốt trong toàn nước cộng hòa, bất kể những đặc điểm của địa phương và sự can thiệp của nhà chức trách địa phương”), học tập kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm tổ chức hoạt động cơ quan Công tố trong những năm đầu của công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận chế định Viện kiểm sát nhân dân, trong đó xác định vị trí, chức năng và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam, cụ thể: Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền trong phạm vi do luật định (Điều 105). Viện kiểm sát nhân dân các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 107). Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 108).

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, ngày 15 tháng 7 năm 1960, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Đây là đạo luật quan trọng đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta và kể từ đó, ngày 26/7 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân. Có thể nói, việc xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và nguyên tắc tổ chức theo hệ thống dọc của VKSND là một bước tiến mới bảo đảm cho việc thực hiện chế độ pháp chế thống nhất trong lịch sử nước ta. Cũng tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã được Quốc hội bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã quy định: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố Nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc chung của bộ máy Nhà nước ta, đồng thời có một nguyên tắc đặc thù là: Tập trung thống nhất, lãnh đạo trong ngành.

Trải qua sáu mươi ba năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ở Trung ương và địa phương, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân đã không ngừng được củng cố, hoàn thiện và trưởng thành về mọi mặt; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân

Dọc theo tuyến đường Nam – Bắc, Nghi Xuân là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, giáp ranh với thành phố Vinh của tỉnh Nghệ An. Là quê hương của các bậc danh nhân nổi tiếng như Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Doanh điền sứ - Tướng công Nguyễn Công Trứ; các khu du lịch bãi tắm Xuân Thành, Xuân Yên. Hàng năm Nghi Xuân là điểm đến thu hút hàng nghìn khách thập phương về tham quan và nghỉ mát.

Nghi Xuân là vùng đất kiên trung, anh dũng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, con người nơi đây không ngại khó ngại khổ vươn lên cống hiến sức mình vì sự phát triển của toàn dân tộc. Lịch sử nơi này gắn bó chặt chẽ với từng bước đi và hơi thở của lịch sử đất nước. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội và cùng miền Nam tiếp tục đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa để đảm bảo cho miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam lúc này là hết sức cần thiết. Trước yêu cầu mới của cách mạng, ngày 26/07/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Từ đó, ngành kiểm sát nhân dân chính thức ra đời như một yêu cầu tất yếu của lịch sử để pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong bối cảnh đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân được thành lập cùng với Viện kiểm sát nhân dân các địa phương khác trên miền Bắc theo Quyết định số 01 ngày 31/12/1960 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
 Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân được thành lập và hoạt động theo chức năng nhiệm vụ mà Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã quy định. Hiện tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân được đặt trên khối 1, thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Từ năm 1960 đến nay, trải qua chặng đường 63 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân đã vượt qua mọi gian khó, từ những ngày mới thành lập với bộn bề công việc và thay đổi trong tổ chức, cơ cấu hoạt động với những thách thức của sự đổi mới và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, dù trong hoàn cảnh nào, cán bộ, công chức Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân cũng luôn giữ vững bản lĩnh chính trị kiên cường, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân được thành lập là kết quả của quá trình vận động, phát triển từ hệ thống cơ quan Viện kiểm sát. Với chức năng là một cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố nhà nước, có vị trí độc lập, ngay từ khi ra đời, mặc dù đội ngũ kiểm sát viên còn thiếu, trình độ nghiệp vụ còn non yếu. Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là huyện ủy Nghi Xuân và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh - với bản lĩnh chính trị kiên cường, đã bám sát nhiệm vụ chính trị, căn cứ vào tình hình thực tế để thực thi chức năng, nhiệm vụ, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
...............................................................còn tiếp.

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để tải file: Tại đây
 

Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin như sau.

Bình luận

XEM THÊM

Báo cáo thực tập Văn phòng Công chứng [full]

Báo cáo thực tập Văn phòng Công chứng [full]

Báo cáo thực tập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An

Báo cáo thực tập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An

Báo cáo thực tập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Báo cáo thực tập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Báo cáo thực tập Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Sơn

Báo cáo thực tập Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Sơn

Bài báo cáo thực tập  Văn phòng luật sư Vinh Diện & Cộng sự

Bài báo cáo thực tập Văn phòng luật sư Vinh Diện & Cộng sự

Hot

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN