Lượt xem: 2160

Hình phạt Tử hình là hình phạt nặng nhất theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. Theo đó, khi người bị kết án tử hàhnh sẽ bị cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội, đây được xem là biện pháp nghiêm khắc nhất để trừng phạt người phạm tội. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp pháp luật quy định không áp dụng và thi hành án tử hình. Hãy cùng Nguyen Phuong Law & Partners tìm hiểu bài viết dưới đây.


Pháp luật quy định như thế nào về thi hành án tử hình?


1. Khái niệm

Quy định tại Điều 40 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.
 

2. Các trường hợp không áp dụng và thi hành án hình phạt tử hình

Khoản 2, Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình đối với:
- Người dưới 18 tuổi khi phạm tội;

- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử;

Như vậy: theo quy định trên thì có 03 trường hợp mà pháp luật không áp dụng hình phạt tử hình khi người phạm tội là người dưới 18 (người chưa thành niên), phụ nữ có thai, phụ nữa đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi và người đủ 75 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, khoản 3, Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người đủ 75 tuổi trở lên;

- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Đối với các trường hợp thuộc khoản 3, Điều 40 đã nêu trên hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Như vậy: Ngoài trường hợp người đủ 75 tuổi trở lên sẽ có thêm các trường hợp nêu trên không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án.

 

3. Người đã bị kết án tử hình thì có được ân giảm hay không?

Căn cứ Điều 367 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành thì người bị tuyên án tử hình có thể được ân giảm theo quy định sau:
 
* Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện:
 
- Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án TANDTC và bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng VKSNDTC.
 
- Sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, TANDTC phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSNDTC. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKSNDTC phải trả lại hồ sơ vụ án cho TANDTC.
 
- Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
 
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
 
- Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
 
- Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm TANDTC quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì TANDTC phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.
 
- Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.
 
Khi có căn cứ của Chủ tịch nước quyết định ân giảm tử hình thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án TANDTC để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

 

Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin như sau:

Bình luận

XEM THÊM

Tội thao túng thị trường chứng khoán: Lý luận và thực tiễn

Tội thao túng thị trường chứng khoán: Lý luận và thực tiễn

Sinh viên luật có được làm người bào chữa trong vụ án hình sự  không?

Sinh viên luật có được làm người bào chữa trong vụ án hình sự không?

Thủ tục mời luật sư và đăng ký luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Thủ tục mời luật sư và đăng ký luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Người chưa thành niên phạm tội thì bị xử lý như thế nào?

Người chưa thành niên phạm tội thì bị xử lý như thế nào?

Sự khác biệt giữa Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Sự khác biệt giữa Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hiểu rõ về quy định dùng "hung khí nguy hiểm" trong Bộ luật Hình sự 2015

Hiểu rõ về quy định dùng "hung khí nguy hiểm" trong Bộ luật Hình sự 2015

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN